Dự án Thành phố Cà phê được thiết kế theo trường phái ‘kiến trúc chữa lành’

Tập đoàn Trung Nguyên Legend đầu tư xây dựng Thành phố Cà phê ưu tiên sự hài hòa giữa yếu tố bản địa và tinh thần hiện đại.

Dự án Thành phố Cà phê với quy mô 45,45ha, tọa lạc tại trung tâm của “thủ phủ cà phê” Buôn Ma Thuột được Trung Nguyên Legend khởi công từ tháng 01/2017. Dự án được định hướng trở thành khu đô thị chuẩn mực tại Buôn Ma Thuột, tạo dựng không gian sống sinh thái theo phương châm “xanh – bản sắc – thịnh vượng”. Trào lưu kiến trúc chữa lành được ứng dụng tại dự án để cụ thể hóa mục tiêu này.

Định nghĩa kiến trúc chữa lành

Kiến trúc chữa lành là trường phái kiến trúc ở các quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay như Mỹ, Nhật Bản… Trường phái tập trung thiết kế không gian kiến trúc thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ sức khỏe; giải tỏa sự căng thẳng từ môi trường (tiếng ồn, chất lượng không khí kém…) vì sự phát triển khỏe mạnh về thân, tâm, trí của cư dân.

Phối cảnh trường mầm non Loving tại Thành phố Cà phê

Với kiến trúc chữa lành, từ khi định hình ý tưởng thiết kế không gian, các kiến trúc sư phải thấu hiểu địa hình, khí hậu, văn hóa đời sống, thói quen sinh hoạt của người dân… để đưa ra các thiết kế hài hòa với nhu cầu cộng đồng và tôn tạo lại hệ sinh thái tự nhiên.

Kiến trúc chữa lành dựa trên nguyên lý tôn trọng văn hóa, kiến trúc bản địa. Các chất liệu sử dụng trong xây dựng đều thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe, thích ứng sự biến đổi của tự nhiên (nhiệt độ, ánh sáng, sự thay đổi mùa..), khí hậu và thổ nhưỡng.

“Không gian của kiến trúc chữa lành có thể kết nối với cảm xúc của mỗi cá nhân và cộng đồng khi sống, làm việc và hoạt động trong nó. Trải nghiệm kiến trúc chữa lành giúp mỗi người dân đánh thức giác quan nhờ mùi thơm, cây cỏ, màu sắc…”, đại diện Trung Nguyên Legend cho biết.

Phát triển dự án Thành phố Cà phê, Trung Nguyên Legend tuân thủ nguyên lý của kiến trúc chữa lành trong mọi khâu: từ quy hoạch, thiết kế kiến trúc, chất liệu sử dụng và nội, ngoại thất…

Kiến trúc Bảo tàng Cà phê

Một trong những điểm nhấn của dự án là Bảo tàng Thế giới Cà phê. Theo chủ đầu tư, kiến trúc của bảo tàng cảm tác dựa trên sự kết hợp giữa kiến trúc nhà rông, nhà dài của văn hóa Tây Nguyên và sóng âm từ tiếng chuông ngân.

Các khối nhà Bảo tàng Thế giới Cà phê được cách điệu thành những đường cong đa hình, uyển chuyển. Toàn bộ hệ mái của bảo tàng làm từ đá bazan bản địa. Công trình kiến trúc độc bản như đang chuyển động, nhịp nhàng tựa như những nốt nhạc trên cung đàn đa âm.

Ngoài Bảo tàng Thế giới Cà phê, vườn Zen (Zen Garden) hay tổ hợp các tiện ích gym, yoga, bắn cung cũng được xây dựng, khởi tạo dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành.

Ngoài chất liệu, chủ đầu tư chọn kỹ thuật xây dựng gabion cổ xưa, có từ hơn 7.000 năm trước. “Đây là kỹ thuật xây dựng có những ưu điểm vượt trội như: có tính tương thích, thân thiện với môi trường; hỗ trợ thảm thực vật phát triển, tính thẩm mỹ cao, chống ồn, có khả năng làm mát tự nhiên, linh hoạt và tiết kiệm chi phí”, đại diện Trung Nguyên Legend cho biết.

Dấu ấn văn hóa bản địa

Theo nhiều chuyên gia, với những tiêu chí dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành, Trung Nguyên Legend đang làm bất động sản theo hướng đi ngược với các chủ đầu tư khác. Không lấy cảm hứng từ các phong cách kiến trúc nổi tiếng như phong cách phục hưng hay cổ điển châu Âu…, Thành phố Cà phê đặt yếu tố văn hóa bản địa lên trên hết.

Kiến trúc quen thuộc trong đời sống người Việt tại Thành phố Cà phê

Những thành công của Bảo tàng Thế giới Cà phê chính là minh chứng trong cách làm bất động sản khác biệt của Trung Nguyên Legend. Tập đoàn đã khởi tạo trung tâm văn hóa của cộng đồng những người yêu và đam mê cà phê. Với dự án Thành phố Cà phê, Trung Nguyên Legend giới thiệu các công trình kiến trúc độc bản, đặc biệt của Việt Nam. Các sản phẩm vừa có sự chắt lọc tinh hoa từ kiến trúc chữa lành của các quốc gia phát triển, vừa hài hòa với kiến trúc quen thuộc trong cuộc sống đời thường của người Việt. Thành phố Cà phê tập trung vào phát triển hạ tầng tiện ích, tôn tạo tự nhiên qua việc trồng hàng chục nghìn cây xanh trong nội khu dự án; với mục tiêu xây dựng cộng đồng bền vững.

Mỗi năm, chủ đầu tư sẽ tổ chức hàng trăm hoạt động, sự kiện văn hóa về nhiều lĩnh vực, cho nhiều độ tuổi, thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, khách du lịch khi đến trải nghiệm tại đây.

Không những thế, Bảo tàng Thế giới Cà phê cũng trở thành trung tâm cà phê nghệ thuật với các triển lãm chuyên đề, các chương trình hội thảo, trải nghiệm… về cà phê. “Sau hơn một năm hoạt động, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn, giúp doanh thu du lịch của Đắk Lắk tăng gần 40%, góp phần gia tăng hàng nghìn công ăn việc làm cho người dân địa phương”, đại diện Trung Nguyên Legend cho biết.

Xem thêm: Lý do dự án Thành phố Cà phê được mở bán thành công

Có thể bạn quan tâm