Bản đồ Quy hoạch, Vị trí, tiến độ cầu Ngọc Hồi
Hà Nội xây xựng 10 cây cầu vượt sông Hồng bao gồm: cầu Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Tứ Liên, cầu Mễ Sở, cầu Ngọc Hồi, cầu Hồng Hà, cầu Phú Xuyên, cầu Vân Phúc, cầu Thượng Cát, cầu Thăng Long mới bắc qua sông Hồng, thúc đẩy phát triển “Thành phố trung tâm phía Đông”.
Cầu Ngọc Hồi với điểm đầu Thanh Trì, điểm cuối tại Văn Đức (huyện Gia Lâm). Tổng mức đầu tư 4.880 tỷ đồng, quy mô 6 làn xe và chiều dài 13,8km.
Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi sẽ góp phần hoàn thiện giao thông cửa ngõ phía Nam Thủ đô. Theo quy hoạch, cầu Ngọc Hồi nối với đường Hà Nội – Hưng Yên, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Như vậy, trong tương lai khi xây dựng cầu Ngọc Hồi, cầu Thanh Trì sẽ không còn cảnh ùn tắc khi phương tiện có nhiều sự lựa chọn hơn.
Hình ảnh toàn cảnh dự án cầu Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng
Bản đồ quy hoạch cầu Ngọc Hồi
Dự án Cầu Ngọc Hồi tiếp nối từ đường vành đai 3,5 chạy qua sông Hồng đến xã Văn Đức (huyện Gia Lâm). Vành đai 3,5 dẫn lên cầu Ngọc Hồi sẽ đi qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, phía đường đê sông Hồng.
Bản đồ quy hoạch dự án cầu Ngọc Hồi
Vành đai 3,5 dẫn lên cầu Ngọc Hồi dự kiến đã phê duyệt chỉ giới đỏ. Theo đó, vành đai 3,5 nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì, tuyến sẽ cắt qua QL1A, đường Trần Thủ Độ. Đoạn cuối hướng về cầu Ngọc Hồi có nhiều nút giao khác mức như nút giao đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nút giao với đường Ngọc Hồi (QL1A), nút giao khu vực đường đê sông Hồng, đường dẫn lên cầu Ngọc Hồi.
Vị trí quy hoạch dự án cầu Ngọc Hồi
Theo bản đồ quy hoạch, vị trí 2 đầu cầu Ngọc Hồi nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì và xã Văn Đức (huyện Gia Lâm). Khi cầu Ngọc Hồi xây dựng hướng sang xã Văn Đức (Gia Lâm) sẽ kết nối liền kề với thị trấn Văn Giang (Hưng Yên). Từ đó tăng cường kết nối giữa các khu vực với nhau.
Vị trí quy hoạch dự án cầu Ngọc Hồi
Theo quyết định số 1572/QĐ-UBND, việc tổ chức giao thông, giải pháp kết nối, chỉ giới đường đỏ tại các nút giao sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập dự án đầu tư. Và phương án này sẽ được đề xuất lên các cấp thẩm quyền phê duyệt.
Về cơ bản, việc giải phóng mặt bằng cho dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi sẽ diễn ra khá đơn giản. Đặc biệt khi đoạn đường dẫn lên cầu và các nút giao khác đa phần là cánh đồng, ao hồ nên quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn so với các dự án khác.
Đây là dự án được đánh giá rất cao, góp phần vào quá trình hoàn thiện giao thông ở khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội. Cầu Ngọc Hồi nối đường Hà Nội – Hưng Yên và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng giúp tăng cường kết nối khu vực, giao thông đi lại dễ dàng.
Cầu Ngọc Hồi góp phần giảm tải tình trạng giao thông tắc nghẽn ở khu vực cầu Thanh Trì
Cũng theo phương án quy hoạch cầu Ngọc Hồi, khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết tình trạng giao thông quá tải, hỗn loạn ở cầu Thanh Trì, tạo nên những cung đường rộng rãi, thoáng đãng cho các phương tiện lưu thông.
Tiến độ thi công dự án cầu Ngọc Hồi
Ngày 04/04/2016, ông Nguyễn Thế Hùng – Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội ký quyết định số 1572/QĐ-UBND duyệt quy hoạch tuyến đường vành đai 3,5 nối từ đường QL6 đến chân cầu Ngọc Hồi với tỷ lệ 1/500.
Theo quyết định, tuyến đường có chiều dài 12km thuộc huyện Thanh Trì và Hà Đông, điểm đầu nằm ở QL6 và điểm cuối là nút giao trục đường Cầu Giẽ, Pháp Vân, đoạn kết được nối lên cầu Ngọc Hồi kéo qua sông Hồng đến huyện Gia Lâm.
Dự án cầu Ngọc Hồi có đường vành đai 3,5 với chiều dài 9.9km, chiều rộng 80m với 6 làn xe chạy chính, ở giữa là dải phân cách 2m và hai bên là đường gom rộng 21m, mỗi bên vỉa hè 8m.
Cầu Ngọc Hồi đi vào hoạt động sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho các dự án xây dựng xung quanh
Từ dự án cầu Ngọc Hồi và vành đai 3,5, sẽ có nhiều dự án xây dựng xung quanh được hưởng lợi như dự án Tecco Tứ Hiệp nằm ngay vành đai 3,5 dẫn lên cầu, dự án Nhà xã hội IFC trên đường Trần Thủ Độ cách vị trí cầu khoảng 1km,…
Song cho đến thời điểm hiện tại, thời gian thi công dự án cầu Ngọc hồi vẫn chưa có thông báo chính thức. Cũng theo thông tin quy hoạch được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, thời gian khởi công xây dựng cầu Ngọc Hồi sẽ nằm trong giai đoạn 2025 – 2030. Dự kiến sau khi cầu Trần Hưng Đạo khởi công xây dựng thì cầu Ngọc Hồi mới được thi công ngay sau đó.
Trên đây là một số thông tin về vị trí và tiến độ quy hoạch dự án cầu Ngọc Hồi trong năm 2021. Mong rằng với những kế hoạch đề ra, chúng ta sẽ nhanh chóng được ngắm nhìn cây cầu này cùng những giá trị thay đổi tích cực mà nó đem lại.
>>>Tham khảo thêm bài viết: Quy hoạch và tiến độ triển khai đường vành đai 3.5 mới nhất