Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

Về công nghiệp, trong thời gian tới, với việc chuẩn bị hình thành và phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã và sẽ trở thành một tác nhân phát triển trong quy hoạch vùng thủ đô, sẽ tạo cho tỉnh có nhiều cơ hội trong việc thu hút mạnh các nguồn đầu tư từ nước ngoài để phát triển. Hợp tác phát triển công nghiệp chế biến rau quả, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong giai đoạn 2010-2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chi phối, tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có tác động lan tỏa đến các ngành khác phát triển (các ngành cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, vật liệu xây dựng…) và hình thành các vùng chuyên canh, vùng cây nguyên liệu, xây dựng được mô hình liên kết sản xuất nông – công nghiệp… góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Trong khi đó các ngành khác như công nghiệp khai thác, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác có xu hướng giảm.

Do vậy, có thể khẳng định trong 10 năm tới ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành chiếm tỉ trọng chủ yếu. Trong đó, công nghiệp cơ khí (máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, sản xuất chi tiết máy, ôtô và phụ tùng cơ khí, thép chế tạo, khuôn mẫu); công nghiệp điện-điện tử (linh kiện điện tử, điện thoại, máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị điện, đồ gia dụng, thiết bị điện tử y tế), dự kiến đến năm 2030 chiếm tỉ trọng khoảng 60,12%; chế biến nông lâm sản (bảo quản, chế biến sau thu hoạch quả, rau; sản phẩm chế biến rau, quả, gỗ bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, hướng đến xuất khẩu), công nghiệp may mặc (may mặc thời trang, linh kiện ngành may mặc, dệt nhuộm) và công nghiệp khác như sản xuất thức ăn chăn nuôi, dược phẩm sẽ là những ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của tỉnh. Bên cạnh đó, do các ngành công nghiệp phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nên các ngành cung cấp nước, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, công nghiệp xử lư môi trường, vật liệu xây dựng (gạch, bê tông)… cũng sẽ có tốc độ phát triển cao.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1. Tổng quan về ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp là một trong 3 trụ cột chính của nền kinh tế. Quy mô giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế thời gian qua không ngừng được nâng cao, đóng 24 góp chủ yếu (8,44 điểm phần trăm, tương đương 69,1% trong tăng trưởng của tỉnh chung của tỉnh). Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2019 đạt bình quân 22,5%/năm, trong đó giai đoạn 2016-2019 đạt 24,8%/năm; tổng giá trị gia tăng năm 2019 (giá HH) đạt 53.160 tỷ đồng, gấp 8,6 lần năm 2010; chiếm 48,8% trong cơ cấu kinh tế.

Ngành công nghiệp của tỉnh hiện nay thu hút khoảng 247 nghìn lao động, năng suất lao động không ngừng được nâng cao, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu lao động, thu ngân sách và mục tiêu giảm nghèo.

2. Khái quát về tiềm năng, lợi thế và thách thức

2.1. Về lợi thế

(1) Bắc Giang có các lợi thế: Tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, năm 2019 có trên 1,2 triệu lao động.

(2) Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được quy hoạch, mở rộng, đầu tư theo hướng đồng bộ; định hướng kết hợp phát triển đa ngành và chuyên sâu theo từng cụm ngành;

(3) Bắc Giang gần các trung tâm phát triển của cả nước, là điều kiện tốt để thực hiện liên kết sản xuất, phát triển công nghiệp phụ trợ. Bắc Giang nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có điều kiện đón bắt làn sóng đầu tư, dịch chuyển từ Trung quốc khi chi phí nhân công tại Trung quốc tăng và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

2.2. Về thách thức

(1) Mặt trái vị trí gần các trung tâm phát triển là chịu sự cạnh tranh rất lớn trong thu hút đầu tư của các địa phương lân cận.

(2) Chất lượng nguồn nhân lực chậm được cải thiện, cơ cấu đào tạo chưa sát nhu cầu thị trường,trong khi yêu cầu về số lượng lao động chất lượng cao ngày càng lớn phục vụ phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

(3) Hạ tầng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển như giao thông còn thiếu tính kết nối, nhỏ hẹp, xuống cấp; mạng lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu, nguồn điện còn thiếu ổn định; công trình cấp nước còn thiếu, chất lượng nguồn nước còn thấp; hạ tầng xã hội xuang quanh các khu công nghiệp tập trung như nhà ở, chợ, trung tâm thương mại, trường học, cơ sở y tế… còn thiếu, chưa đồng bộ…

(Phần 1) – Theo FB Do Quy Duy

Tham khảo thêm dự án Bất Động Sản: Mỹ Độ Vista Phường Mỹ Độ, Thành phố Bắc Giang